VĐV Australia vừa đến Olympic Paris đã bị ‘hấp diêm’ tập thể

Vụ việc một phụ nữ người Úc cáo buộc bị cưỡng hiếp tập thể tại Paris chỉ vài ngày trước Lễ Khai mạc Thế vận hội đã khiến cả thành phố và các đoàn thể thao trở nên lo lắng.

Vụ việc một phụ nữ người Úc cáo buộc bị cưỡng hiếp tập thể tại Paris chỉ vài ngày trước Lễ Khai mạc Thế vận hội đã khiến cả thành phố và các đoàn thể thao trở nên lo lắng.

Theo tờ Le Parisien, người phụ nữ 25 tuổi đã báo cảnh sát vào rạng sáng ngày 20/7. Le Parisien cũng cho biết người phụ nữ “được mô tả trong trạng thái mất phương hướng” này đã vào một nhà hàng địa phương trên đại lộ nổi tiếng Boulevard de Clichy trong khu phố Pigalle, trong tình trạng mặc váy ngược.

Văn phòng công tố Paris thông báo rằng một vụ cưỡng hiếp tập thể có khả năng diễn ra từ ngày 19 đến 20/7. Hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra.

Một trong những nghi phạm liên quan đến vụ cưỡng hiếp tập thể thậm chí đã đi theo nạn nhân đến một nhà hàng địa phương.

Các vận động viên Olympic của đoàn thể thao Úc tại Paris đã được thông báo về vụ tấn công, theo ông Strath Gordon, trưởng phòng công vụ và truyền thông của đoàn Olympic Úc, trong một email gửi đi vào thứ Ba.

“Họ được khuyến cáo không mặc đồng phục đội khi ở những nơi công cộng”, ông Gordon nói, dù ông cũng lưu ý rằng các vận động viên chưa nhận được bất kỳ mối đe dọa nào kể từ khi đến Pháp và đang tập trung vào chuẩn bị cho Thế vận hội.

Tony Estanguet, chủ tịch Ủy ban Tổ chức Olympic Paris 2024, đã cam kết vào năm ngoái rằng thủ đô nước Pháp sẽ là “nơi an toàn nhất trên thế giới” khi Thế vận hội bắt đầu vào mùa hè này.

Tuy nhiên, việc tổ chức một sự kiện lớn như Thế vận hội đã làm dấy lên những lo ngại về an ninh ngày càng tăng ở Pháp, nơi đang phải đối mặt với thách thức cân bằng giữa an toàn công cộng và an toàn của các vận động viên với một sự kiện họ muốn mở cửa cho tất cả mọi người.

Trong suốt kỳ Thế vận hội, các quan chức an ninh sẽ phải đối phó với nhiều mối đe dọa bao gồm các cuộc tấn công khủng bố, tấn công mạng, đám đông quá tải và tác động của các cuộc đình công lao động.

Vào tháng 6 vừa qua, vụ cưỡng hiếp một bé gái Do Thái 12 tuổi ở ngoại ô Paris đã gây ra các cuộc biểu tình và sự lên án từ các chính trị gia, những người liên kết vụ việc với tình trạng bài Do Thái tràn lan ở Pháp.

Paris đặt mục tiêu trở thành kỳ Thế vận hội đầu tiên đạt bình đẳng giới hoàn toàn và lần đầu tiên giảm đáng kể lượng khí thải carbon. Đây cũng là lần đầu tiên một lễ Khai mạc Olympic không được tổ chức trong sân vận động.